Mục đích áp dụng mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng
Giúp tập trung vào việc xác định phạm vi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, hướng dẫn áp dụng theo các điều khoản của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 và mẫu quy trình xử lý công việc tại cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.
Ngoài ra, mô hình tiêu chuẩn này được xác định như một công cụ quan trọng hỗ trợ cho các cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp trong việc chuẩn hóa các quá trình giải quyết công việc, cải tiến phương thức làm việc với mục tiêu hướng tới sự hài lòng của tổ chức, công nhân viên chức có liên quan. Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của cơ quan để minh bạch hóa các quy trình giải quyết thủ tục hành chính.
Lợi ích của việc áp dụng mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng
Thời gian qua, ở các thí điểm doanh nghiệp hay các đơn vị cơ quan nhà nước đã xây dựng và vận hành mô hình khung này. Từ đó là cơ sở cho hoạt động đánh giá chứng nhận việc vận hành hệ thống quản lý chất lượng ISO, nhằm tìm kiếm sự phù hợp để chứng nhận và tìm cơ hội để cải tiến mô hình khung tiêu chuẩn này trong thời gian tới.
Một số lợi ích khi áp dụng mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan hành chính:
- Các quy trình xử lý công việc được tiêu chuẩn hoá theo hướng khoa học, hợp lý, đúng luật, minh bạch và công khai.
- Người đứng đầu kiểm soát được quá trình giải quyết công việc trong nội bộ của cơ quan, doanh nghiệp để có thể chỉ đạo kịp thời.
- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ theo mục tiêu cải tiến thường xuyên đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn.
- Củng cố được lòng tin, cải thiện mối quan hệ và hình ảnh của cơ quan hành chính đối với tổ chức và công nhân viên chức.
- Tạo cơ hội xác định rõ người rõ việc, nâng cao hiệu suất giải quyết công việc, đồng thời có được cơ sở tài liệu để đào tạo và tuyển dụng công chức, viên chức.
Các thành phần trong mô hình hệ thống quản lý chất lượng
Mô hình khung gồm 3 thành phần chính:
Phần 1- Hướng dẫn xác định phạm vi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
Nội dụng chính của phần này là hướng dẫn cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tại địa phương xác định phạm vi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại Quyết định 19/2014/QĐ-TTg, Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ khoa học và công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Phần 2 – Mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng
Phần này hướng dẫn xây dựng, áp dụng theo các điều khoản của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 bao gồm:
- Tổng quan về những thay đổi cơ bản của TCVN ISO 9001:2015 so với TCVN ISO 9001:2008
- Nội dung của mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng, các phụ lục và hướng dẫn kèm theo.
Phần 3 – Mẫu quy trình xử lý công việc
Bao gồm các mẫu: quy trình mẫu dạng lưu đồ, quy trình mẫu dạng diễn giải chi tiết và quy trình mẫu gồm cả dạng lưu đồ và diễn giải chi tiết để cơ quan tham khảo, xây dựng các quy trình giải quyết công việc của cơ quan.
Mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng với kết cấu 3 phần như trên, Phần 1 là các cơ quan có thể nắm được cách thức để xác định rõ phạm vi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của cơ quan, qua đó liên tục cải tiến và cập nhật sự thay đổi các thủ tục hành chính, các văn bản pháp quy để hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của mình. Phần 2 là phần các cơ quan có thể chủ động nghiên cứu và xây dựng các tài liệu theo yêu cầu của tiên chuẩn TCVN ISO 9001:2015. Phần 3 là phần mỗi cơ quan có thể tìm hiểu và sử dụng quy trình xử lý công việc mẫu một cách hợp lý nhất, phù hợp nhất với thủ tục hành chính mà tổ chức mình đang thực hiện để triển khai, áp dụng và nghiên cứu để xây dựng các quy trình xử lý các thủ tục hành chính khác.
Muốn biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn, hỗ trợ, hãy nhanh tay kết nối với LAVAN ngay trong hôm nay để chuyên viên tư vấn của chúng tôi phục vụ tốt nhất!