7 Loại lãng phí trong sản xuất cần loại bỏ ngay để tối ưu lợi nhuận

Để tăng lợi nhuận, ngoài việc tăng danh thu thì việc cắt giảm 7 loại lãng phí trong sản xuất cũng là yếu tố rất quan trọng.

Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh đều là hướng đến lợi nhuận. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ khái niệm lãng phí trong sản xuất và các loại lãng phí.

Lãng phí trong sản xuất là gì?

7 loại lãng phí trong sản xuất

Biểu đồ phân tích sự ảnh hưởng của giá bán, chi phí đến lợi nhuận

Hiểu theo cách đơn giản, lãng phí là tất cả những gì “không đem lại giá trị”. Bất kỳ hoạt động, vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng đều được xem là dư thừa, lãng phí nên được ghi nhận và loại bỏ ngay.

Thực tế cho thấy, các hoạt động thực sự tạo ra giá trị cho khách hàng chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ quá trình làm việc. Đây là lý do tại sao các tổ chức nên tập trung vào việc cắt giảm các lãng phí càng nhiều càng tốt. Bằng cách này, các tổ chức có thể giảm được thời gian và chi phí trong sản xuất những vẫn nâng cao được năng xuất và chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động lãng phí đều có thể được loại bỏ khỏi quá trình làm việc, trong số vẫn có các lãng phí rất cần thiết. Có 2 loại lãng phí:

  • Lãng phí cần thiết: Không làm tăng giá trị, nhưng cần thiết để hoàn thành công việc một cách chất lượng. Như các hoạt động đào tạo thiết yếu, lập kế hoạch, báo cáo,…
  • Lãng phí không cần thiết: Không làm tăng giá trị và không cần thiết. Như những bước dư thừa, không mang lại giá trị trong quy trình nên được loại bỏ ngay lập tức.

Khái niệm về lãng phí

Có nhiều phương pháp tiếp cận và loại bỏ 7 lãng phí trong sản xuất. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận loại bỏ lãng phí theo sản xuất tinh gọn Lean là tương đối đơn giản và dễ hiểu. 7 loại lãng phí trong sản xuất bao gồm:

1. Vận chuyển (Transportation)

2. Tồn kho (Inventory)

3. Thao tác (Motion)

4. Chờ đợi (Waiting)

5. Sản xuất dư thừa (Over Production)

6. Gia công/ xử lý thừa (Over processing)

7. Sai lỗi/ Khuyết tật (Defect)

7 Loại lãng phí trong sản xuất

7 loại lãng phí trong sản xuất

7 lãng phí trong sản xuất

1. Lãng phí vận chuyển

Vận chuyển là hoạt động chuyên chở hoặc di dời nguyên vật liệu; phụ tùng hay thành phẩm từ nơi này qua nơi khác nhằm thực hiện một mục đích nào đó.

Lãng phí được nói đến ở đây đó là những hoạt động vận chuyển không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của bạn. Không ai muốn trả tiền cho một hoạt động không tạo ra giá trị kể cả bạn lẫn khách hàng của bạn.

Đây có thể là nguyên nhân gây tổn thất cao cho doanh nghiệp của bạn do ngoài tiền lương cho nhân viên trong một số trường hợp vận chuyển sử dụng dụng cụ có giá trị cao như xe tải, xe nâng.

2. Lãng phí do sản xuất dư thừa

Lãng phí dư thừa xuất phát từ việc sản xuất quá số lượng cần thiết hoặc sản xuất quá sớm. Điều này dễ gây nên sản phẩm lỗi thời, sản xuất sai chủng loại sản phẩm và doanh nghiệp có thể phải bán sản phẩm ở mức giá thấp hoặc không bán được.

Lãng phí dư thừa là loại nguy hiểm nhất trong nhóm 7 loại lãng phí trong sản xuất vì nó có thể gây ra các loại lãng phí khác như: chi phí lưu kho, chi phí thiết bị, chi phí nhân lực, chi phí bảo quản, chi phí hành chính, chi phí tài chính…

3. Lãng phí chờ đợi

Tôi thường được nghe các câu chuyện về việc mỗi khi máy móc bị hư, công nhân thường ngồi cả tiếng đồng hồ để đợi bộ phận kĩ thuật. Hay những buổi hết hàng, công nhân ngồi để đợi hàng về. Việc liên tục chờ đợi gây ra việc ngăn cản dòng chảy sản xuất.

Không những thế việc chờ đợi khiến sẽ làm tăng thêm chi phí nhân công trên một sản phẩm; khấu hao máy mọc vô ích và doanh nghiệp còn có thể mất đi những chi phí cơ hội.

4. Lãng phí thao tác

Những động tác không cần thiết, không tạo ra giá trị cho sản phẩm là những thao tác lãng phí. Lãng phí thao tác dẫn đến lãng phí thời gian và sức lực; gây thương tích và giảm năng xuất lao động.

5. Lãng phí do gia công thừa 

Gia công/xử lý dư thừa tức là thực hiện nhiều công việc hơn mức yêu cầu hoặc cần thiết dưới hình thức chất lượng hay tính năng sản xuất.

Đây có thể là những quy trình không được khách hàng yêu cầu, không phù hợp với tiêu chuẩn. Những lãng phí này tạo ra những giá trị khách hàng không quan tâm và không sẵn sàng chi trả. Điều này không đem lại hiệu quả kinh doanh mà chỉ gây ra những lãng phí không cần thiết. Đây là hình thức khó nhận biết nhất trong 7 lãng phí trong sản xuất.

6. Lãng phí tồn kho

Lãng phí tồn kho là dự trữ nguyên liệu, vật liệu hoặc thành phẩm quá mức cần thiết. Lượng tồn kho lớn quá mức cần thiết gây ra tổn thất về chi phí bảo quản, chi phí kho bãi, chi phí vận chuyển. Vì vậy doanh nghiệp cần duy trì lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp cần duy trì ở mức vừa phải.

7. Lãng phí do sai lỗi, khuyết tật

Sai lỗi hoặc khuyết tật là tất cả những sai sót trong sản phẩm và dịch vụ nào như việc hàng hóa bị lỗi; sử dụng nhiều nguyên vật liệu quá; tạo ra mức phế phẩm lớn hơn bình thường; giao hàng trễ hay sai sót trong giấy tờ,… Đây là những lỗi sai sẽ mất nhiều thời gian và công sức để sửa chữa, khắc phục.

Những lỗi sai này có thể khiến bạn phải sản xuất lại, sửa chữa sản phẩm dẫn đến tốn chi phí nguyên vật liệu nhân công; thời gian và nghiêm trọng hơn nó có thể khiến khách hàng mất lòng tin ở doanh nghiệp bạn.

Loại bỏ được 7 loại lãng phí trong sản xuất sẽ là tiền đề cho việc nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xác định các lãng phí mình đang gặp phải, mức độ lãng phí để tìm ra phương án tối ưu.