Tại sao vấn đề quản trị chất lượng đã trở thành yếu tố sống còn của một doanh nghiệp? Điều gì khiến quản trị chất lượng có tầm quan trọng đặc biệt như thế? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh trên quy mô toàn cầu với các đối thủ đa quốc gia hùng mạnh với tiềm lực vượt bậc về quy mô và công nghệ, chất lượng sản phẩm đang trở thành yếu tố then chốt để tạo nên vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của công tác quản trị chất lượng trong doanh nghiệp
Chất lượng luôn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Thời kì của quan điểm trọng sản xuất trong Marketing đạt đến đỉnh cao nửa đầu thế kỉ trước, đã ảnh hưởng đến các quan điểm về chất lượng. Khi nền đại công nghiệp cho phép con người tạo ra hàng loạt sản phẩm giống nhau tương đối về mẫu mã và chất lượng. Khi đó, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu nằm ở quy mô sản xuất và đường cong kinh nghiệm, biểu hiện là sức cạnh tranh của giá thành thấp.
Tuy vậy ngày nay, do sự phát triển của công nghệ, sự phát triển của sản xuất cùng với đó là sự gia tăng của nhu cầu khách hàng khiến cho giá thành không còn là yếu tố quyết định trong cạnh tranh nữa. Khách hàng ngày càng có yêu cầu càng cao với chất lượng sản phẩm. Không chỉ có vậy, quan điểm về chất lượng sản phẩm đã thay đổi từ “sản phẩm không khiếm khuyết” đến “sản phẩm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu”. Quan điểm đó cùng sự dị biệt ngày càng tăng trong mỗi đối tượng khách hàng làm cho thị trường ngày càng đa dạng và khó tính. Hầu hết các doanh nghiệp có tiềm lực nền tảng lâu đời và trình độ quản lý cao thường rất chú ý đến quy trình quản trị chất lượng. Chính điều đó tạo cho họ những sản phẩm đỉnh cao, khiến khách hàng nghiêng về phía họ trong chọn lựa sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ trên thị trường.
Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng năng suất lao động xã hội
Không chỉ có tầm quan trọng với doanh nghiệp, quản trị chất lượng còn có vai trò cực kì quan trọng đối với sự phát triển năng lực sản xuất của một quốc gia. Quản trị chất lượng trên quy mô quốc gia không đơn thuần chỉ trong lĩnh vực sản xuất, mà còn là dịch vụ, văn hoá…
Quản trị chất lượng tốt, chất lượng sản phẩm cao là cơ sở cho hoạt động duy trì và mở rộng thị trường tạo ra sự phát triển lâu dài, bền vững cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa tương đương với tăng năng suất lao động xã hội, giảm phế thải trong sản xuất, nhờ đó giảm các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
Tạo uy tín, danh tiếng, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp
“Chữ tín là vàng”, điều đó không chỉ đúng với các doanh nghiệp lớn mà còn rất quan trọng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong một thị trường đầy cạnh tranh và không ít những người khổng lồ hung mạnh trong sản xuất, uy tín và chất lượng chính là điều tạo nên sự khác biệt cho một doanh nghiệp nhỏ mới khởi nghiệp. Chất lượng cao cùng với sản phẩm lấp đầy được khe hở thị trường chính là chìa khoá cho các doanh nghiệp nhỏ tồn tại giữa những đối thủ có tiềm lực hơn hàng chục, hàng trăm lần.
Chất lượng tạo nên uy tín, uy tín chính là cơ sở cho sự tồn tại bền vững và chỗ đứng cho doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Có một bài học, đó là hầu hết những công ty đa quốc gia với quy mô toàn cầu đều đi lên từ xuất phát điểm rất thấp. Tuy vậy, với một sản phẩm chất lượng, cùng với chiến lược đúng đắn, từng bước họ đã vươn lên trở thành những thế lực đáng gờm trên thị trường toàn cầu.
Quản trị chất lượng là biện pháp hữu hiệu kết hợp các lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội và người lao động
Quản trị chất lượng sản phẩm còn giúp người tiêu dùng tiết kiệm được chi phí, sức lực, còn là giải pháp quan trọng để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận, trên cơ sở đó đảm bảo thống nhất các lợi ích của khách hàng, doanh nghiệp và xã hội.
Trong điều kiện ngày nay, nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở quan trọng cho việc thúc đẩy mạnh quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại của các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, xu hướng hội nhập là tất yếu, hoặc tự đổi mới mình, hoặc bị cuốn vào vòng xoáy và bị thâu tóm là điều không thể tránh khỏi. Chính vì điều đó, một lần nữa lại làm nổi bật vai trò của quản trị chất lượng như giải pháp để tồn tại, mang tính sống còn cho một doanh nghiệp.
Với những vai trò quan trọng chia sẻ ở trên, quản trị chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ được coi là một trong những công việc then chốt với ý nghĩa cực kì quan trọng ảnh hưởng đến vấn đề sống còn và phát triển của một doanh nghiệp. Đồng thời, làm tốt khâu này, doanh nghiệp sẽ tạo cho mình uy tín cùng vị thế cạnh tranh để có chỗ đứng trong thị trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết, đội ngũ chuyên gia LAVAN chúng tôi luôn sẵn sàn tư vấn, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn.