Kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

Lập kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 là việc làm hết sức cần thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.

Cạnh tranh toàn cầu và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao đã buộc các doanh nghiệp phải hết sức coi trọng vấn đề chất lượng bởi chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quyết định đến sự thành công, sự tồn tại và lớn mạnh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đổi mới quản lý chất lượng và lập kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý chất là việc làm hết sức cần thiết. Trong số các bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng, bộ tiêu chuẩn ISO 9001 có khả năng giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm và uy tín của công ty về đảm bảo chất lượng bởi lối tư duy ngày càng đổi mới của mình.

Thế nào là quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001?

hệ thống quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001

Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 là quản lý theo một cách sáng tạo các luồng tư tưởng, kinh nghiệm thực hành dựa trên trên cách tiếp cận hiện đại, khoa học. Theo bộ tiêu chuẩn này, quản lý chất lượng là trách nhiệm của các cấp quản lý, dù là lãnh đạo hay nhân viên, tất cả đều phải thực hiện tốt công việc quản lý chất lượng.

>> Việc xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 giúp doanh nghiệp nâng cao sự thoả mãn của khách hàng, giúp tuyền đạt sự sẵn sàng để tạo ra những kết quả nhất quán, ngăn ngừa sai sót, giảm chi phí,… Còn chần chừ gì mà không tìm hiểu ngay 5 lý do doanh nghiệp nên lựa chọn dịch vụ tư vấn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001

Làm sao để lập kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hiệu quả

Việc lập kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 9001 không hề dễ dàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm rõ những yêu cầu cần thiết trong kiểm soát chất lượng cũng như quy trình lập kế hoạch quản lý hợp lý

Những yêu cầu cần thiết trong điều hành và kiểm sóat chất lượng

hệ thống quản lý chất lượng
Yêu cầu cần thiết
  • Thiết lập chính sách chất lượng bằng cách đề ra lý do và định hướng chung về chất lượng
  • Hoạch định chất lượng, lập ra các mục tiêu chất lượng và xác đinh quá trình hoạt động, các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu
  • Kiểm sóat chất lượng
  • Kiểm tra chất lượng thông qua việc đánh giá sự phù hợp và so sánh các kết quả của mỗi đặc tính
  • Đảm bảo chất lượng, đảm bảo rằng các yêu cầu chất lượng đã được thực hiện
  • Cải tiến chất lượng

Lập kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001

Bước 1: Hoạch định chất lượng

hệ thống quản lý chất lượng
Hoạch định chất lượng
  • Xác lập mục tiêu chất lượng và chính sách chất lượng
  • Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Xác định các yêu cầu về đặc điểm, đặc tính sản phẩm sao cho thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
  • Phát triển các quá trình tạo ra đặc điểm sản phẩm
  • Chuyển giao kết quả cho bộ phận tác nghiệp

Bước 2: Tiến hành thực hiện 

Sau khi đã tiến hành hoạch định chiến lược, doanh nghiệp nên tiến hành tổ chức thực hiện. Việc tổ chức thực hiện được hiểu biến ý tưởng hay kế hoạch của doanh nghiệp thành hiện thực. Trong đó, tổ chức cần làm tốt các nhiệm vụ như sau:

  • Đảm bảo tất cả mọi nhân viên, lãnh đạo trong công ty đều nhận thức được mục tiêu, sự cần thiết của quản lý chất lượng
  • Giải thích cho mọi người trong công ty biết cần phải và sẽ phải làm gì
  • Tổ chức chương trình đào tạo, cung cấp kiến thức và kinh nghiệm cần thiết đối với việc thực hiện các kế hoạch
  • Đảm bảo đầy đủ nguồn nhân lực, thiết bị kĩ thuật để kiểm soát tốt chất lượng

Bước 3: Kiểm tra

Theo dõi, thu thập, phát hiện và đánh giá những trục trặc là nhiệm vụ hàng đầu khi tiến hành kiểm tra. Quá trình này nên được tiến hành xuyên suốt trong mọi khâu của hình thành chất lượng sản phẩm. Nội dung của bước này là:

  • Đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu chất lượng và mức độ chất lượng đạt được trên thực tế so với những gì đã đặt ra trước đó
  • So sánh chất lượng thực tế và mục tiêu đề ra để có thể đánh giá mức khả thi, hiệu quả và những sai sót để có thể khắc phục, thay đổi
  • Phân tích thông tin về chất lượng để làm cơ sở cải tiến và khuyến khích cải tiến chất lượng

Bước 4: Điều chỉnh và cải tiến

hệ thống quản lý chất lượng
Điều chỉnh và cải tiến

Mặc dù giúp đảm bảo duy trì, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu chất lượng đề ra, tuy nhiên hầu như mọi doanh nghiệp thường bỏ qua bước quan trọng này trong kế hoạch quản lý chất lượng. Điều chỉnh và cải tiến là yêu cầu doanh nghiệp phải:

  • Phát huy nhưng ưu điểm, khắc phục các nhược điểm
  • Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm
  • Thay đổi, đầu tư công nghệ mới

Qua các thông tin bổ ích trên, LAVAN hy vọng doanh nghiệp sẽ dễ dàng trong việc lập kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 cho doanh nghiệp của mình.