Phương pháp kết hợp giữa rủi ro và lợi ích trong quản trị doanh nghiệp

Là nhà quản trị, các bạn được biết và áp dụng rất nhiều phương pháp quản trị vào doanh nghiệp mình, nhưng khi nghe về phương pháp “Kết hợp giữa rủi ro và lợi ích trong quản trị” chắc hẳn các bạn cảm thấy mơ hồ vì nó hoàn toàn mới và chưa được đề cặp trong tất cả những lý thuyết quản trị trước kia hoặc có thể nghe đâu đó trong lĩnh vực đầu tư hay tài chính.

Vậy tại sao chúng tôi quan tâm và đưa ra phương pháp này? Nó bắt nguồn từ 2 mục đích chính của việc quản lý doanh nghiệp và cũng là mong muốn của hầu hết các chủ doanh nghiệp đó là:

  • Kiểm soát rủi ro để giảm thiểu các nguy cơ gây thiệt hại cho doanh nghiệp
  • Quản lý các hoạt động để tạo ra lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp

Phương pháp này do chúng tôi nghiên cứu và đưa ra dựa trên lý thuyết đánh giá rủi ro của tiêu chuẩn ISO, các mong muốn của chủ doanh nghiệp và đúc kết từ các thực nghiệm trong suốt quá trình 17 năm làm việc trong lĩnh vực này.

Lợi ích của giải pháp này là rất đáng kể để chúng tôi quan tâm và nghiên cứu:

  • Giúp xác định được các cấp độ rủi ro trong doanh nghiệp
  • Xác định được rủi ro của tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp
  • Xác định được những công việc tạo ra nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp
  • Xác định được các công việc cần kiểm soát mà đảm bảo kiểm soát rủi ro cao nhất với lợi ích nhiều nhất
  • Hoạch định được danh mục tài liệu của hệ thống một cách tinh gọn nhất không thiếu và cũng không thừa và là nền tảng cho việc thiết lập hệ thống đúng ngay từ đầu
  • Giảm thiểu được rất nhiều các hoạt động kiểm soát không cần thiết gây lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp…

Chắc hẳn các bạn đã nghe nhiều về việc đánh giá rủi trong an toàn nhưng rất ít khi nghe đánh giá rủi ro về mặt chất lượng cho đến khi tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2018 ra đời, phương pháp đánh giá rủi ro trong quản trị mà chúng tôi đề cặp cũng dựa trên các nền tảng của tiêu chuẩn ISO nhưng quy mô áp dụng là xâu rộng hơn cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp (các bạn có thể tham khảo phương pháp đánh giá rủi ro qua bài viết Quy trình đánh giá rủi ro với 7 bước đơn giản: https://lavan.com.vn/quy-trinh-danh-gia-rui-ro)

Phương pháp đánh giá lợi ích thì chúng tôi cũng thiết lập dựa trên nền tảng của đánh giá rủi ro nhưng các tiêu chí là giá trị mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, sau đó là sự kết hợp của hai kết quả trên trong một bảng ma trận để cho ra được các số liệu mà tự đó chúng ta có thể xác định được mức độ ưu tiên cho công tác thiết lập cơ sở kiểm soát hay quản lý.

Các bước để thực hiện phương pháp này:

  1. Định nghĩa các mức độ nghiêm trọng của rủi ro, khả năng xảy ra rủi ro này
  2. Định nghĩa các cấp độ của lợi ích, khả năng lặp lại của các công việc trong doanh nghiệp
  3. Thiết lập quy trình đánh giá rủi ro và quy trình đánh giá lợi ích
  4. Thực hiện quy trình đánh giá rủi ro bảy bước
  5. Thực hiện quy trình đánh giả lợi ích bảy bước
  6. Kết hợp hai kết quả của đánh giá rủi ro là lợi ích (hình 1)
  7. Quy định được các mức độ để ưu tiên cần thiết lập biên pháp kiểm soát dựa trên kết quả của sự kết hợp trên (hình 2)
  8. Lập được danh mục các tài liệu cần được biên soạn và các công việc cần phải thực hiện để đảm bảo kiểm soát tối đa các rủi ro và mang lại lợi ích nhiều nhất cho doanh nghiệp

Hình 1: Bảng kết hợp giữa rủi ro và lợi ích

Hình 2: Biện pháp kiểm soát theo mức độ ưu tiên

Phương pháp này có thể áp dụng vào nhiều trường hợp khác nhau, tuy nhiên nó cũng khá phức tạp và tốn nhiều thời gian, đặc biệt là thực hiện lần đầu do đó chúng tôi khuyên nên chỉ áp dụng vào các trường hợp sau:

  • Thực hiện khi hoạch đinh và xây dựng hệ thống quản lý
  • Thực hiện khi doanh nghiệp các thay đổi lớn như: Tái cấu trúc doanh nghiệp, thay đổi chiến lược, tầm nhìn, sứ mệnh, chính sách, cơ cấu tổ chức, sản phẩm hay công nghệ sản xuất
  • Tiến hành định kỳ hàng năm để đảm bảo các giải pháp kiểm soát luôn vừa đủ

Vậy sau khi thực hiện phương pháp trên, chúng ta sẽ làm các bước tiếp theo sau đây:

  • Lập được danh mục tài liệu cần được biên soạn (cơ sở của việc thiết lập hệ thống đúng ngay từ đầu và thể hiện sự liên kết toàn hệ thống trong quá trình biên soạn)
  • Lập kế hoạch, phân công người thực hiện và áp dung
  • Theo dõi đánh giá để xác nhận lại sư phù hợp của quá trình đánh giá

Hiện nay phương pháp này tương đối mới mẻ và mới chỉ được áp dụng cho một số doanh nghiệp khi được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia của Lavan hay đã nghiên cứu qua cẩm nang “xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng” và cho được phản hồi là hiệu quả mang lại khá cao và đây là lý đo chúng tôi đưa phương pháp này đến quý đọc giả.

Với nội dung đã trình bày trên, chúng tôi hi vọng mang lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn để có thể cân nhắc để áp dụng đặt biệt là thiết lập hệ thống mới, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn.